Chắc các bạn cũng biết thôi nôi chính là một phong tục tập quán quen thuộc từ xưa đến nay của người Việt Nam. Vậy bạn đã hiểu rõ lễ thôi nôi là gì chưa cũng như ý nghĩa của ngày lễ thôi nôi không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
I. Thôi nôi là gì?
1. Lễ thôi nôi là gì?
Như các bạn cũng đã biết ngày lễ thôi nôi chính là một phong tục tập quán của người dân Việt Nam đây chính là ngày chào đón bé yêu tròn 12 tháng hay 1 tuổi không phải nằm nôi nữa. Đây cũng giống như một tiệc sinh nhật nhưng đặc biệt hơn là sinh nhật đầu tiên của bé sau khi chào đời và cũng cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ. Tùy theo mỗi địa phương và phong tục tập quán mà mâm cũng sẽ chuẩn bị khác nhau!
Tiệc thôi nôi cũng như buổi họp mặt đông đủ mọi người trong gia đình đến tham dự và chúc mừng, tặng quà cho bé để bé sẽ có những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời phía trước.
Đặc biệt nhất cho ngày lễ thôi nôi có lẽ chính là nghi thức cha mẹ cho bé “chọn nghề cho tương lai”. Lúc này cha mẹ sẽ bày những vật dụng (thông thường là 12 món) như gương, lược, viết, sách vở, máy tính bỏ túi, ô tô, micro, hòm thuốc,.. những vật dụng này sẽ có ý nghĩa riêng tiên đoán về nghề nghiệp tương lai của bé theo quan niệm của ông bà ta. Khi trẻ bốc đồ cha mẹ sẽ không can thiệp mà cho bé tự nhiên chọn món đồ bé yêu thích.
Tuy nhiên đây chỉ một phong tục truyền thống chứ không phải là tương lai đã được định trước nên cha mẹ không nên thất vọng nhé!
2. Cách tính ngày thôi nôi cho bé
Chúng ta cũng đã biết tiệc thôi nôi được tổ chức vào ngày sinh âm lịch và phụ thuộc vào giới tính của trẻ. Theo quan niệm dân gian thì “trai kém 2 gái kém 1” tức là lễ thôi nôi của bé trai sẽ được tổ chức trước 2 ngày so với ngày sinh của bé còn bé gái sẽ sớm trước 1 ngày so với ngày sinh âm lịch của bé.
II. Ý nghĩa của “Lễ Chọn Nghề” cho Bé
Cùng tìm hiểu ý nghĩa đằng sau “lễ chọn nghề” của bé nha!
- Đây chính là bữa tiệc đánh dấu thời điểm bé yêu nhà bạn tròn 1 tuổi rất quan trọng với bé yêu khi chính thức chào đón cuộc đời.
- Cũng là dịp cảm ơn các bà mụ và các đức ông đã nặn ra bé và bảo vệ bé khỏe mạnh trong 12 tháng qua để bé có một nền tảng và phát triển về sau.
- Dịp này cũng là dịp mà cha mẹ và người thân cầu mong những điều tốt đẹp cho bé về tương lai sau này cả một chặng đường phía trước bé phải mạnh mẽ.
- Lễ thôi nôi cũng có ý nghĩa là đến bây giờ bé đã bắt đầu lớn khôn không nằm nôi nữa.
- Tiệc này còn thể hiện niềm vui và sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho trẻ nhỏ cũng như dịp gia đình đoàn tụ chúc bé nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
III. Cần chuẩn bị gì để làm lễ Thôi nôi
Tùy thuộc vào phong tục tập quán cũng như tùy từng vùng miền nhưng một mâm cúng thôi nôi ở Việt Nam cơ bản sẽ có 3 mâm cơ bản: mâm cúng 12 Bà mụ và 3 Đức ông, mâm cúng Thần tài – Thổ địa, mâm cúng gia tiên.
1. Mâm cúng 12 Bà mụ và 3 Đức ông
Theo phong tục của ông bà ta thì bà mụ chính là người đã tạo hình hài cho những đứa trẻ sơ sinh, mâm cúng sẽ bao gồm những thứ cơ bản như:
- 12 chén chè đậu trắng ( bé trai), chè trôi nước ( dành cho bé gái).
- 12 chén cháo.
- 1 đĩa trái cây.
- 1 con gà luộc nguyên con, đầy đủ bộ phận. Lưu ý phải đặt gà cho lịch sự đàng hoàng, đầu ngẩng cao.
- 12 đĩa xôi nhỏ kèm 1 đĩa xôi lớn.
- Nước hoặc rượu trắng, hoa và hương để thắp.
- Bộ giấy tiền cúng thôi nôi, chuẩn bị thêm chén, đũa, muỗng, đặc biệt nên có 1 đôi đũa hoa bởi vì bà mụ thường thích dùng đũa hoa.
2. Mâm cúng gia tiên
Mâm cúng gia tiên chính là mâm cúng dành cho ông bà tổ tiên trong nhà. Chúng ta sẽ chuẩn bị:
- Gà luộc.
- Rượu, xôi, ngũ quả.
- Nhang hương, giấy tiền vàng bạc.
3. Mâm cúng Thần tài – Thổ địa
Chúng ta sẽ gồm có ba mâm cúng là: Thần tài, Thổ địa và Ông táo.
- 1 đĩa trái cây ngũ quả.
- 1 chén chè đậu xanh.
- 1 đĩa xôi gấc hoặc đậu xanh.
- 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua, với cua không chọn con bị sứt mẻ hãy càng. Mọi thứ phải được sắp xếp trên đĩa cúng chỉnh chu, tươm tất.
- 3 ly nước, hoa, nhang để thắp hương.
IV. Một số điều lưu ý khi làm lễ Thôi nôi
- Các lễ vật khi cứng thôi nôi cần chuẩn bị đầy đủ trước khi tiến hành cúng.
- Sắp xếp mâm cúng theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là phía Đông đặt bình hoa và phía Tây đặt mâm quả.
- Kết thúc buổi lễ thôi nôi là đến lúc cho bé chọn nghề tương lai bố mẹ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng bày trước mặt bé.
- Cuối cùng họ hàng và người thân sẽ chúc bé những điều tốt đẹp và lì xì cho bé!
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Thôi Nôi Là Gì? Ý Nghĩa Về Lễ “Chọn Nghề” Cho Bé Có Thể Bạn Không Biết?” Hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về lễ thôi nôi cũng như cách chuẩn bị lễ thôi nôi tốt nhất với bé! Chúc càng bé khỏe mạnh và có một lễ thôi nôi thật ý nghĩa trong cuộc đời!